Dù lượn tiếng Anh là gì ? tiếng Anh gọi dù lượn là Paragliding, còn gọi theo tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng Pháp là Parapent. Môn Dù lượn được biết tới là một môn thể thao mạo hiểm mang tới cảm giác mạnh. Dù lượn được du nhập vào Việt Nam từ năm 1995 bởi 2 phi công nước ngoài mang vào Việt Nam và Phạm Duy Long đi theo 2 phi công người nước ngoài này để học bay và từ thời điểm đó đã thành lập ra câu lạc bộ dù lượn Việt Nam, từ đó đến nay bộ môn dù lượn đã phát triển rất rộng rãi tới các bạn ưa thích mạo hiểm
Xem nhiều -> Trải Nghiệm Dịch vụ Bay Dù Lượn ở Đồi Bù, Hà Nội
Găng tay cho hoạt động ngoài trời
Mua dù lượn giá bao nhiêu ?
Dù lượn tùy vào khả năng tài chính mà chọn cho mình một bộ dù thích hợp có thể mua dù cũ của những người đi trước muốn nâng cấp dù mới và bán lại dù cũ. Tầm dù cũ cũng đa dang tùy vào nhà sản xuất, thời hạn sử dụng mà có tầm giá từ 20 triệu cho tới 50-60 triệu. Phương án mùa dù mới cũng có khá nhiều mẫu mã để lựa chọn :
- Mua dù lượn ở đâu ? – Mua trực tuyến qua Ebay.vn
Đây là trang web uy tín của Mỹ, trên đây bạn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều loại dù từ màu sắc cho tới kiểu dáng
- Ozone Zero 2 – Giá : 2.000$ – Xem thông tin – Tại Đây
Cấu tạo và cách hoạt động của dù lượn
- Về dù nói chung thì ta có thể chia ra làm nhiều loại nhưng cơ bản bao gồm các nhóm sau: Dù lượn, dù nhảy và dù kéo cano
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa dù lượn và các loại dù khác đó là dù lượn thì bay trong không khí, trong một điều kiện lý tưởng thì dù rơi với vận tốc 1-1.2m/s và có tốc độ tiến có thể bay lên được và điều khiển được
- Dù nhảy là rơi tự do là phải một lên độ cao nhất định và thường phải sử dụng máy bay ( hiện nay trên thế giới có nhiều biến thể của dù nhảy người chơi có thể nhảy từ một điểm cố định từ các toà nhà hay một vách núi cao thẳng đứng… nhưng ở đây ta sẽ không bản nhiều về dù nhảy) và dù nhảy chính là làm giảm tốc độ rơi hay hãm độ rơi của người chơi xuống (dù nhảy có vận tộc rơi tự do từ 5-6m/s ) và không thể bay lên được
- Dù kéo cano là một hình thức dù cải tiến từ dù nhảy thường dùng cho các hoạt động giải trí ở trên bờ biển.
Chung quy lại dù lượn bộ là 1 thiết bị bay và có người điểu khiển nó ( thường được gọi là phi công) bắt buộc phải học các kĩ năng cũng như cái nhìn và khả năng phân tích được địa hình, thời tiết của hàng không để có thể bay được lâu dài và bay được một cách an toàn nhất
Nguyên tắc bay của dù lượn
Về nguyên lý Dù lượn cũng không khác mấy các máy bay khi cất cánh, dù lượn cũng cất cánh và hạ cánh ngược hước gió.
Dù lượn có thể lơ lửng và bay hàng giờ trên không mặc dù không có động cơ là bởi các yếu tố sau :
- Khi ánh sáng mặt trời đốt nóng mặt đất, những cột không khí nóng được đốt nhẹ hơn sẽ bay lên cao tạo ra những cột khí nóng được gọi là thermal
- Khi có gió thổi trực diện đập vào một vách núi, không khí sẽ chuyển động từ dưới lên trên tạo ra một áp lực nâng dòng khí lên cao, khi đó phi công sẽ điều khiển dù vào các cột khí này để nâng dù lên và đảm bảo độ cao. Được gọi là bay theo vách núi (ridge soaring)
Những kỷ lục về dù lượn trên thế giới :
- Bay xa: 14/12/ 2008, kỷ lục thế giới được xác lập bởi thành tích của phi công người Nam Phi là Nevil Hulett với độ dài đoạn đường là 502,2 km trong khoảng thơi gian là 7 giờ 39 phút, địa điểm bay tại Nam Phi . Kỷ lục trước đó là 461.6 km do phi công Frank Brown, Marcelo Prieto và Rafael Monteiro Saladini người Brazil lập ở Brasil vào ngày 14/ 11/ 2007.
- Bay cao: với độ cao 4526m so với mực nước biển của một phi công người Anh tên Robbie Whittal xác lập kỷ lục vào ngày 06 tháng 01 năm 1993 tại Branvlei, Nam Phi.Tuy nhiên sau đó là có nhiều các kỷ lục được phá nhưng không đăng ký xác lập kỷ lục
Để chơi được môn dù lượn đòi hỏi người chơi lâu dài nên có các thiết bị bay kèm theo :
- Đai ngồi (Harness) : đây là thiết bị kết nối phi công với cánh dù thông qua các hệ thống dây dù để phi công được thoải mái nhất khi bay
- GPS: dùng để ghi lại tracklog (nhật ký hành trình bay) giúp phi công ghi và lưu lại những thông tin về độ cao, tọa độ, không phận và đường bay
- Vario ( máy đo độ leo) hỗ trợ phi công xác định và tìm được các vùng có lực nâng trong không khí
- Radio: Để liên lạc khi cần và hỗ trợ liên lạc với chỉ huy
- La bàn ( thường tích hợp sẵn trong GPS)
Hướng dẫn tập bay dù lượn
Trước hết các học viên cần tập cất cánh ở mặt đất bằng các kỹ thuật giữ thăng bằng, chạy thẳng (forward) thường là khu vực đất trống và bằng phẳng
Tập cất cánh
Sau một thời lượng từ 6-8 buổi mặt đất các học viên sẽ rời vị trị lên các ngọn đồi có độ dốc nhỏ để làm quen dần các kỹ thuật điều khiển cất cánh, hạ cánh và giữ thăng bằng trên không, sau khi hoàn thành chương trình tập cất cánh các học viện sẽ được bay thật ở các điểm cho phép bay du lượn để trải nghiệm, tuy nhiên vẫn dưới sự chỉ uy của những chuyên gia và ban huấn luyện để đảm bảo an toàn bay
Trong khoảng 50 giờ bay dưới sự huấn luyện và theo sát của ban huấn luyên viên học về các kỹ năng điều khiển dù, xử lý các tình huống cũng nhưng các kiến thức về hàng không thì học viên sẽ có các bài kiểm tra, sau khi đạt học viên có thể tự mình làm chủ dù một cách an toàn nhất
Về an toàn bay
Đây là một điều quan trong mà tất cả các phi công từ học viên cho tới huấn luyện viên đều phải đảm bảo :
- Phi công trước khi bay phải có đầy đủ mọi thiết bị bảo hộ an toàn như giầy, găng tay, mũ bảo hiểm
- Phi công phải nắm chắc các kiến thức về khí tượng học cũng như các vùng có sự nhiễu động do địa hình tạo thành nếu không người chơi sẽ gặp phải các tình huống nguy hiểm như : gập dù, xẹp dù… lúc đó xử lý tốt nhất là bung dụ phụ để đảm bảo an toàn
- Phi công khi bay cần phải nắm rõ và tuân thủ luật bay và các nguyên tắc bay như tránh nhau, bay ưu tiên, bay không ưu tiên …
Các điểm bay dù lượn tại Việt Nam
– Phía Bắc:
+ Núi Viên Nam – Thạch Thất – Ba Vì – Hà Nội
+ Điểm bay dù lượn Đồi Bù thuộc Núi Đồi Bù – Lương Sơn – Hoà Bình ( giáp Thạch Thất Hà Nội)
Đồi Bù hay 833 là đây là địa danh thuộc huyện Lương Sơn, Hoà Bình cách Hà Nội khoảng 40km
-
Đồi Bù là một dãy núi đẹp, với các sườn thoải có độ dài khoảng 1.5km, Vào mùa đông nơi có gió Bắc thì đây là một điểm bay vô cùng lý tưởng để bay cặp vách, bay XC. Tại đây đã từng ghi nhận những chuyến bay cao trên 1500m hay những chuyến bay XC với quãng đường trên 50km.
-
Tọa độ điểm cất cánh: 20.8086, 105.5686.
-
Độ cao điểm cất cánh : 620m
-
Độ cao điểm hạ cánh : 65m
-
Chênh lệch độ cao: 555m
-
Hướng cất cánh chính : Bắc
-
Hướng cất cánh chấp nhận: Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc
+ Điểm bay dù lượn Mù Căng Chải tại Đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải :
- Điểm bay dù lượn Khau Phạ nổi tiếng với cụm từ ” Bay trên mùa vàng ” bởi nơi đây thường xuyên tổ chức các buổi lễ bay trên những thửa ruộng lúa chín vàng tuyệt đẹp thu hút hàng chục ngàn người lên ngắm nhìn. Thời điểm thích hợp nhất là từ tháng 9, tháng 10 hàng năm tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
- Tọa độ cất cánh : 21.75533 , 104.26593
- Độ cao cất cánh : 1262 m
- Độ cao điểm hạ cánh : 774 m
- Chênh lệch độ cao: 488 m
- Hướng cất cánh chính : Đông, Đông Bắc
- Thời tiết: Windguru. Windyty
+ Tà Xùa – Sơn La
+ Bái Nhạ – Hoà Bình
+ Điểm bay dù lượn Linh Trường tại Linh Trường – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
Núi Linh Trường là một điểm bay nằm sát biển Hải Tiển, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
- Tọa độ điểm cất cánh: 19.8798, 105.9457. (Hướng dẫn đường đi từ Thanh Hóa: Click)
- Độ cao điểm cất cánh : 200m
- Độ cao điểm hạ cánh : 0m
- Chênh lệch độ cao: 200m
- Hướng cất cánh chính : Đông, Đông nam
- Thời tiết: Windguru. Windyty
+ Núi Nưa – Triệu Sơn – Thanh Hóa
+ Tây Yên Từ – Mạo Khê – Quảng Ninh
– Miền Trung:
+ Điểm bay dù lượn Đà Nẵng tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng
+ Núi Phước Tường – Đà Nẵng
+ Đèo Hải Vân
+ Điểm bay dù lượn Nha Trang tại Núi Chín Khúc – Nha Trang
+ Đèo Khánh Vĩnh – Nha Trang
– Miền Nam
+ Hòn Hồng – Phan Thiết
+ Núi Langbiang – Đà Lạt
Học dù lượn ở đâu ?
Với những ai yêu thích thể thao mạo hiểm và mong muốn bay lượn trên bầu trời, việc học dù lượn là một lựa chọn tuyệt vời.
Dưới đây là top 4 đơn vị cung cấp khóa học dù lượn uy tín nhất hiện nay:
- CLB Hàng Không Phía Bắc/Phía Nam : Là một đơn vị trực thuộc quân đội, có nhiều môn thể thao hàng không khác nhau như nhảy dù, máy bay mô hình, máy bay siêu nhẹ, dù lượn, v.v. Giáo án, giáo viên, và các hoạt động huấn luyện đều được quân đội quản lý và điều hành
- Câu lạc bộ dù lượn Vietwings Hà Nội: Đây Là một CLB dù lượn trẻ trung, nhiều sự kiện, nhiều phi công năng động, có chuyên môn tốt. CLB VWHN có các khoá dù lượn với tần suất 6 tháng / lần.
- CLB Dù lượn Hà Nội (Hanoi Paragliding). Là một CLB hoạt động trên địa bàn Hà Nội, được thành lập cách đây hơn 10 năm, là câu lạc bộ có công khai phá ra nhiều điểm bay đẹp tại Việt Nam. CLB HNPG có các khoá dù lượn với tần suất 1 năm / lần.
- CLB Saigon Paragliding : có nhiều phi công chuyên nghiệp đào tạo, các khóa huấn dù lượn được tổ chức liên tục, liên tục tổ chức giao lưu cộng đồng yêu thích dù lượn
Chi phí học dù lượn thường từ 10 – 15 triệu cho một khóa học, bạn có thể cân nhắc bay trải nghiệm với giá từ 1.5-2tr cho 1 chuyến bay khoảng 15 phút.
Tư vấn học bay dù lượn và dịch vụ bay dù đôi – > Tại đây
back to menu ↑Dịch vụ bay dù lượn đôi
Với những ai muốn thử cảm giác bay dù lượn trên bầu trời để trải nghiệm 1 cảm giác mới lại cùng ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp bên dưới các bạn có thể sử dụng các dịch vụ bay đôi
Giá dịch vụ bay đôi từ : 1.500.000đ – 2.000.000đ cho 1 lần bay kéo dài khoảng 15 phút
Xem nhiều -> Trải Nghiệm Dịch vụ Bay Dù Lượn ở Đồi Bù, Hà Nội